Bàn giao tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm: Bước tiến lớn...

Bàn giao tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm: Bước tiến lớn...

- Xây dựng ý tưởng, thiết kế sáng tạo riêng mới là khâu quan trọng giúp chúng ta có được những con tàu của chính mình...

 

Nhà máy Z189 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ngày 30/7 đã tổ chức bàn giao tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 (Tàu 927-Yết Kiêu) cho Quân chủng Hải quân.

Ban giao tau tim kiem cuu nan tau ngam: Buoc tien lon...
Tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 (Tàu 927-Yết Kiêu) vừa được bàn giao cho Quân chủng Hải quân

Kỹ sư Đỗ Thái Bình - Hội Khoa học Kỹ thuật Biển TP.HCM Đánh giá cao thành tích ngành đóng tàu Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đạt được cũng như tính cần thiết của việc cần trang bị tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng cho Quân chủng Hải quân Việt Nam thời điểm này.

Theo kỹ sư Đỗ Thái Bình, tàu 927-Yết Kiêu được thiết kế như chiếc "tàu mẹ", có lượng chiếm nước 3.950 tấn, chiều dài lớn nhất 93,11m, chiều rộng lớn nhất 15,99m, chiều cao mạn 7,20m, chiều chìm lớn nhất 4,25m, vận tốc lớn nhất 15,7 hải lý/giờ.

Tàu được trang bị hệ thống động lực, khí tài, thiết bị y tế, cứu sinh, cứu nạn tàu ngầm hiện đại. Thời gian tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, khả năng chịu sóng cấp 9, gió cấp 12, tầm hoạt động 4.000 hải lý.

"Tàu 927-Yết Kiêu được hoàn thiện với rất nhiều các thiết bị, kỹ thuật cao, có thể nói là ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam chưa bao giờ làm. Đó là một thành tích, cũng là thành quả rất đáng ghi nhận.

Con tàu được bàn giao sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các tàu ngầm xuống nước. Hải quân Việt Nam rất cần có con tàu này", kỹ sư Đỗ Thái Bình nhấn mạnh.

Cũng theo ông việc đóng thành công con tàu 927-Yết Kiêu là một thành quả lớn, tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới những thành tựu cao hơn, mục tiêu xa hơn đó là từng bước làm chủ cả công nghệ và ý tưởng, thiết kế.

Đưa ra quan điểm như vậy, kỹ sư Đỗ Thái Bình cho rằng, bên cạnh tầm quan trọng của con tàu mẹ, thì vai trò quan trọng nhất trong ứng cứu tàu ngầm bị nạn vẫn là tàu ngầm mini và kỹ thuật để ứng cứu, đưa con người từ tàu ngầm bị nạn sang tàu ngầm mini và từ tàu mini sang tàu mẹ.

"Nói một cách dễ hiểu như sau: muốn ứng cứu được tàu ngầm bị nạn, thì phải có tàu mini tiếp cận được tàu ngầm bị nạn, sau đó mở cửa, đưa được người ra khỏi tàu ngầm. Điểm khó nhất trong việc tiếp cận, mở cửa tàu ngầm đưa người ra an toàn là không để nước vào. Tàu ngầm mini đang hoạt động theo nguyên tắc hai cửa, một cửa mở tàu bị nạn cho hai tàu thông nhau, sau đó mới mở cửa bên trong cho người bị nạn di chuyển sang rồi mới đưa sang tàu mẹ. 

Vì thế, tàu ngầm mini có vai trò rất quan trọng trong tiếp cận, ứng cứu tàu ngầm bị nạn", vị kỹ sư phân tích.

Ông khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có thể làm hoàn thiện được một con tàu từ đầu cho tới cuối nếu được nghiên cứu, đầu tư bài bản.

Quan trọng nhất là khâu xây dựng ý tưởng, thiết kế con tàu. Làm chủ được khâu này, Việt Nam sẽ từng bước làm chủ được cả quy trình hoàn thiện, đóng mới tàu ngầm. Vị kỹ sư cho hay, kỹ sư Việt Nam rất giỏi, chỉ cần đưa ra được bản vẽ, độ khó đến đâu cũng có thể làm được. Cái khó nhất hiện nay là một lực lượng có thể độc lập lên ý tưởng, tự thiết kế được con tàu cho riêng Việt Nam.

Ông cho biết, tàu 927-Yết Kiêu hiện vẫn đang thi công theo ý tưởng, thiết kế của Tập đoàn Damen. Do đó, trong tương lai, kỳ vọng sẽ có một chiến lược đầu tư bài bản, quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo ra những nhà thiết kế mẫu tàu đủ tầm vóc, phục vụ cho chính nhu cầu phát triển ngành đóng tàu trong nước. 

Ông lấy ví dụ từ việc xây dựng một ngôi nhà, với một người thợ giỏi, chỉ cần đưa bản vẽ là có thể hoàn thiện thi công giống y với bản thiết kế nhưng để có được bản thiết kế đó lại đòi hỏi phải có một người có trình độ chuyên môn, có ý tưởng, sáng tạo. Như vậy, câu chuyện ở đây cái ngành đóng tàu Việt Nam đang thiếu chính là một đội ngũ có khả năng lên ý tưởng, sáng tạo bản vẽ cho đội ngũ kỹ sư trong nước thi công.

"Một đội ngũ kỹ sư giỏi, có khả năng thiết kế tàu có vai trò rất quan trọng đối với ngành đóng tàu.

Việc hoàn thiện, bàn giao con tàu là một bước tiến quan trọng giúp cho những kỹ sư đóng tàu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những công nghệ, kỹ thuật mới trong việc thi công đóng tàu.

Xây dựng ý tưởng, sáng tạo đưa ra những mẫu thiết kế riêng mới là khâu quan trọng giúp chúng ta có được những con tàu của chính mình", kỹ sư Đỗ Thanh Bình nhận xét.

Lam Lam

Bài viết khác

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ STURMANSKIE - BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ QUÂN ĐỘI

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ STURMANSKIE - BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ QUÂN ĐỘI

Ngày 12/4/1961, ngày lịch sử khi nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên với chiếc đồng hồ Sturmanskie được sản xuất...

QUÀ TẶNG CAO CẤP NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

QUÀ TẶNG CAO CẤP NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Ngày 20 tháng 10 là dịp để mọi người thể hiện tình cảm, sự cám ơn, lòng tri ân dành tặng những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người yêu thương...

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CÙNG CỘNG TÁC VIÊN - ĐẠI LÝ ĐỒNG HỒ NGA

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CÙNG CỘNG TÁC VIÊN - ĐẠI LÝ ĐỒNG HỒ NGA

Mọi người thử sức kinh doanh sản phẩm đồng hồ cao cấp? Mọi người muốn thử sức mình trên lĩnh vực đồng hồ mà không cần nhiều vốn? Mọi người muốn gia...

MỘT CHÚT VỀ CHÚNG TÔI_ĐỒNG HỒ RUSSIANWATCHES.VN

MỘT CHÚT VỀ CHÚNG TÔI_ĐỒNG HỒ RUSSIANWATCHES.VN

"Russian Watches" là cửa hàng đồng hồ, hổ phách Nga, với sản phẩm chất lượng, thiết kế sang trọng và phong cách truyền thống.

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ G-SHOCK CỦA THƯƠNG HIỆU CASIO

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ G-SHOCK CỦA THƯƠNG HIỆU CASIO

G-Shock (tiếng Nhậtジーショック) là dòng đồng hồ Nhật Bản được CASIO thành lập vào năm 1983. G-Shock là viết tắt của Gravitational Shock. Những chiếc đồng hồ...

NHỮNG MÓN QUÀ TẶNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9

NHỮNG MÓN QUÀ TẶNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9

Ngày 2/09 là Ngày Quốc khánh Việt Nam là dịp quan trọng để kỷ niệm sự kiện lịch sử khai sinh đất nước Việt Nam. Đây cũng là ngày lễ mà toàn bộ người lao...