ĐỒNG HỒ AUTOMATIC (CƠ TỰ ĐỘNG)-POLJOT

    Khi bạn bỏ ra một số tiền khá lớn để sở hữu một chiếc đồng hồ cơ tự động thì bạn sẽ muốn biết chiếc đồng hồ của mình chạy được bao lâu? Bao nhiêu lâu thì phải lên dây cót cho đồng hồ cơ? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!


   I) ĐỒNG HỒ CƠ TỰ ĐỘNG CHẠY ĐƯỢC BAO LÂU?

   Thời gian đồng hồ tự động (đồng hồ cơ lộ máy) hoạt động phụ thuộc vào thời gian bạn đeo đồng hồ và khả năng trữ cót của bộ máy. Hầu hết đồng hồ tự động (đồng hồ cơ lộ máy) có thể chạy được 40-50 giờ, một số loại đồng hồ cơ cao cấp có thể chạy trong nhiều ngày.
   Thời gian chạy tối thiểu của đa số đồng hồ khi được đeo hoặc lên dây cót thường xuyên là 38 giờ. Phần lớn đồng hồ tự động hiện đại chạy được từ 40 đến 50 giờ, với mức dự trữ năng lượng phổ biến nhất là 48 giờ.
   Đây là thời gian đồng hồ chạy khi bộ phận trữ cót đầy sau đó nhả ra hoàn toàn. Nếu bạn đeo đồng hồ liên tục hoặc lên dây cót thường xuyên thì thời gian đồng hồ chạy lâu hơn.
   Đeo càng lâu, đồng hồ cơ tự động chạy càng lâu cho đến khi đạt được mức dự trữ năng lượng tối đa tức đầy cót. Khi đầy cót, bạn có đeo thêm thì đồng hồ cũng chỉ hoạt động đúng thời gian trữ cót của nó.
   Theo nguyên tắc chung cho tất cả các loại đồng hồ automatic bất kể thương hiệu hay quốc gia sản xuất, để đồng hồ automatic chạy được khoảng 1 ngày, bạn cần phải đeo đủ 8 tiếng (có thể không đeo liên tục, miễn sao đủ 8 tiếng).
   Thời gian đồnghồ Automatic chạy sau khi lên dây tối đa còn được gọi bằng thuật ngữ Power Reserve nghĩa là dự trữ năng lượng, còn gọi là thời gian trữ cót. Thời gian trữ cót càng lâu giúp bạn không cần phải đeo đồng hồ liên tục mà đồng hồ vẫn hoạt động bình thường.
   Các nhà sản xuất đồng hồ đang ngày càng hoàn thiện bộ máy để thời gian đồng hồ chạy được lâu hơn:
· Đối với dòng máy Máy NH35A.S.KO của Poljot lên đến 41h, chi tiết như sau:
- Độ tinh sảo lên đến 24 chân kính
- Tần suất dao động lên đến 21.600 nhịp/giờ ngang ngửa và có đánh giá còn hơn rất nhiều bộ máy đến từ thụy sỹ danh tiếng.
- Đặc biệt năng lượng dự trữ lên đến 41h giờ
- Sai số của bộ máy không vượt quá cho phép của tiêu chuẩn thụy sỹ chỉ khoảng +/-10s-15s/ngày
- Với sức chống chịu ở độ sâu 50m
- Điều đặc biệt hơn nữa đó chính là giá thành khi lắp ráp giá cực mềm không thể ngờ tới, linh kiện cũng vậy.
· Đối với dòng máy Miyota 8215 của Poljot lên đến 41h, chi tiết như sau:
- Độ tinh sảo lên đến 21 chân kính
- Tần suất dao động lên đến 21,600 BPH tương đương 6 nhịp mỗi giây (3 Hz) nhịp/giờ ngang ngửa và có đánh giá còn hơn rất nhiều bộ máy đến từ thụy sỹ danh tiếng
- Đặc biệt năng lượng dự trữ lên đến 45h giờ.
- Sai số của bộ máy không vượt quá cho phép của tiêu chuẩn thụy sỹ chỉ khoảng +/-20s-40s/ngày
- Với sức chống chịu ở độ sâu hơn 50m.
- Shock Resistance- Khả năng chống va đập. Dòng máy có khả năng chống va đập tuyệt vời, sử dụng công nghệ Parashock.

 

 

   2) ĐỒNG HỒ AUTOMATIC CÓ CẦN LÊN DÂY CÓT KHÔNG?


   Để đồng hồ tự động chạy chính xác bạn cần lên dây cót trước khi hết thời gian trữ cót. Nhưng chỉ đeo để tự động lên dây (hoặc dùng hộp lên dây) thôi thì rất khó và lâu để đồng hồ Automatic được lên đầy cót, lúc này chúng ta phải cần lên dây thủ công.
Hầu như đồng hồ Automatic nào cũng đều có tính năng lên dây thủ công đề phòng đứng máy khi có ngày đeo không đủ 8 tiếng. Cách thực hiện như sau:
· Bước 1: Bạn chắc chắn núm (chốt) không bị kéo ra, nếu bị kéo ra hãy ấn nó vào trong.
· Bước 2: Xoay núm theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cảm thấy chặt tay hoặc nghe tiếng rẹt rẹt (số vòng tùy theo khả năng trữ cót của máy và số năng lượng hiện có trước đó của máy, với đồng hồ chưa bị đứng thường là 15-20 vòng, với đồng hồ bị đứng hoàn toàn thường là 40-80 vòng, có thể ít hoặc cao hơn).
   Lưu ý: Bạn hạn chế lên dây thủ công đồng hồ cơ mà hãy đeo để đồng hồ tự động lên dây hoặc sử dụng hộp lên dây vì rất khó xác định phải vặn núm bao nhiêu vòng, lên dây thủ công nhiều và lên dây sai tư thế, vặn cũng nhanh khiến cốt máy bị hỏng hơn.
   Bạn nên giữ đồng hồ hoạt động liên tục, không nên để đồng hồ dừng hẳn rồi mới lên dây cót. Khi bộ cót được cuộn lại hoàn toàn, năng lượng được cấp cho đồng hồ đầy đủ nhất nhờ đó đồng hồ hoạt động chính xác hơn.
   Đây là lí do một số đồng hồ cao cấp không cho bộ cót nhả ra hoàn toàn mà ngừng lại trước khi hết thời gian trữ cót.
Nguồn: Ponjot, Russian watches, Dienmayxanh, Sưu Tầm Mạng.

Bài viết khác

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ STURMANSKIE - BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ QUÂN ĐỘI

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ STURMANSKIE - BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ QUÂN ĐỘI

Ngày 12/4/1961, ngày lịch sử khi nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên với chiếc đồng hồ Sturmanskie được sản xuất...

QUÀ TẶNG CAO CẤP NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

QUÀ TẶNG CAO CẤP NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Ngày 20 tháng 10 là dịp để mọi người thể hiện tình cảm, sự cám ơn, lòng tri ân dành tặng những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người yêu thương...

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CÙNG CỘNG TÁC VIÊN - ĐẠI LÝ ĐỒNG HỒ NGA

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CÙNG CỘNG TÁC VIÊN - ĐẠI LÝ ĐỒNG HỒ NGA

Mọi người thử sức kinh doanh sản phẩm đồng hồ cao cấp? Mọi người muốn thử sức mình trên lĩnh vực đồng hồ mà không cần nhiều vốn? Mọi người muốn gia...

MỘT CHÚT VỀ CHÚNG TÔI_ĐỒNG HỒ RUSSIANWATCHES.VN

MỘT CHÚT VỀ CHÚNG TÔI_ĐỒNG HỒ RUSSIANWATCHES.VN

"Russian Watches" là cửa hàng đồng hồ, hổ phách Nga, với sản phẩm chất lượng, thiết kế sang trọng và phong cách truyền thống.

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ G-SHOCK CỦA THƯƠNG HIỆU CASIO

GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ G-SHOCK CỦA THƯƠNG HIỆU CASIO

G-Shock (tiếng Nhậtジーショック) là dòng đồng hồ Nhật Bản được CASIO thành lập vào năm 1983. G-Shock là viết tắt của Gravitational Shock. Những chiếc đồng hồ...

NHỮNG MÓN QUÀ TẶNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9

NHỮNG MÓN QUÀ TẶNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9

Ngày 2/09 là Ngày Quốc khánh Việt Nam là dịp quan trọng để kỷ niệm sự kiện lịch sử khai sinh đất nước Việt Nam. Đây cũng là ngày lễ mà toàn bộ người lao...